Đời này, có những việc dù nhỏ, ta làm mãi vẫn không thành. Đến khi vận khí tốt hơn, những hoài bão trước đây ta không thực hiện được lại dễ dàng đạt được. Việc gặp phải vô số chướng ngại là do đâu?
Bản thân có người không có tiền, không có danh tiếng, tài cán không bao nhiêu, nhưng tâm hay tự đắc, lại còn chấp ngã. Người có vận khí kém, lại chấp ngã, tâm lượng hẹp hòi, việc thiện không làm, lại làm bao việc ác. Vì thế, không thể gặp được thiện tri thức và cuộc sống gặp vô vàn chướng ngại.
Một người học thuật đến cảnh giới cao siêu vẫn phải chịu sự chi phối của nhân quả, của âm dương. Sẽ nhận ra không thể thay đổi được thọ mạng, thậm chí không thể giúp người phát tài nếu mệnh của họ không có tài khố đời này.
Nếu gặp chướng ngại, gặp đau khổ, xin đừng trời trách người, vì tất thảy do nghiệp đã tạo. Có nghiệp nhân sẽ có nghiệp quả, quả rồi lại thành nhân, cứ như thế xoay vần. Nhân có gần có xa, nhân gần ta thấy biết, nhân xa xôi ta không thấy vì ta không có thiên nhãn thông để thấy.
Ví dụ, ta biết ngôi nhà của ta, người thân của ta từ khi nào, hoạt động sinh sống ra sao. Nhưng ta không hay biết vài trăm năm trước, ai đã sinh sống ở nơi này. Mệnh ta cũng thế, ta không thấy biết được nhân xa đời trước.
Muốn thoát khổ, hãy tìm một pháp môn phù hợp, dụng công tu sửa. Sớm thì 3 năm thành tựu, chậm thì 5 đến 10 năm. Không hạ công phu tu sửa, sẽ sướng khổ họa phúc đúng với sinh thần bát tự vốn có.
Mong muốn sự tu tập rốt ráo hơn, siêng năng hơn. Nhưng trên con đường tu tập, trong cuộc sống, ta bị rất nhiều chướng ngại. Vì sao bị chướng ngại và làm thế nào để hết chướng ngại?
Cuộc sống khổ hay vui là do trí tuệ, do mình tích lũy những hạt giống thiện ác vào kho chứa, gọi là A-lại-gia thức. A-lại-gia thức chính là tàn thức, kho chứa những hạt giống qua bao nhiêu kiếp. Ta không chạm đến được là tại vì bị thức chấp ngã chặn lại.
Cái gương để lâu ngày bị mờ, không phải gương mờ mà do bụi bám. Ngày nào cũng có nắng, nhưng bị mây che nên tối. Sáu thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chỉ có chức năng copy đưa vào bộ nhớ, không hề phân biệt.
Ta ăn một món, hôm nào lưỡi bị bệnh, nếm món đó không ra vị. Lưỡi nếm vị trà, đưa vào khung bảy vị, rồi phân ra một mùi vị khác, rồi mới đưa vào kho chứa, sau đó trả ngược lại kết quả. Năm giác quan chỉ có chức năng copy.
Sự giận dữ của ta không phải do nghe người khác nói chướng tai, mà do thức chấp ngã. Thức thứ bảy coi nó là ông vua. Thế thì cần tu tập, cần thiền định để giảm cái ngã.
Khổ hay vui đa phần là do mê lầm bởi thức thứ bảy. Khổ hay vui là do số mệnh, nó có những hạt giống đó rồi. Qua thời gian tu tập, đã thanh tịnh rất nhiều, vì tích lũy những hạt giống thiện vào kho chứa.
Nhưng vẫn còn nhiều hạt giống chưa thể xóa hết được. Số mệnh, nghiệp từ đời trước đã có một phần sân hận. Đời này, do huân tập trong cuộc sống, do môi trường, do gia đình, những thói quen không tốt vẫn còn, bị ảnh hưởng bởi số mệnh, bởi thói quen, bởi nghiệp. Quan trọng là bị âm dương chi phối.
Lời nói người khác khen chê đều là chi phối. Ba thứ này khiến ta phần khổ, phần vui. Mỗi ngày, mỗi hôm, ăn ngày ba bữa, thiếu một bữa coi là khổ. Vậy là chính khổ một phần, mục đích là tăng vui giảm khổ.
Ba đề mục này mà không khéo, thì âm dương, những sự việc gặp trong đời (gọi là duyên) sẽ luôn gây chướng ngại. Muốn dành nhiều thời gian tu tập, muốn làm lành, muốn những gì thiện mà mãi chưa được.
Đã dành thời gian đi tu tập, đạt được thành tựu nhỏ. Nếu có chướng ngại thì không đi được. Khổ vui sinh ra chướng ngại. Vui nhiều quá không kềm chế được cũng sinh ra chướng ngại. Cái gì cũng sinh ra chướng ngại vì nó là nghiệp chướng. Nghiệp chướng là thói quen không tốt, nó tự chướng bên trong, do thân, do miệng, do ý.
Người dễ nóng giận, giận từ ý sinh ra, rồi đến thân và miệng. Ví dụ, nóng giận quá đập đồ, nóng giận quá mắng chửi. Sửa ba nghiệp này thì giảm đi cái giận, còn lại cái vui.
Giảm đi những nghiệp không tốt, tích lũy nghiệp tốt vào, sau một thời gian sẽ báo lại. Dĩ nhiên, trước đây tạo những cái không tốt thì nó báo những cái không tốt. Đó là quả. Hiểu phương pháp, tạo nghiệp tốt thì nó báo nghiệp tốt.
Ngũ ấm ma là năm con ma bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Vốn nó không phân biệt. Cha mẹ la mắng, sau này ta cũng la mắng. Hiểu, thông cảm, không giận. Người ta mắng tiếng nước ngoài, ta không biết, không giận.
Nếu điều phục được năm con ma này, chủ yếu là thức thứ bảy, thì không sinh ra phiền não. Hai cái này là hai con ma bên trong: phiền não ma. Không muốn nghe lời mắng chửi, muốn nghe lời ngon ngọt, muốn nhìn cái đẹp, giờ nhìn xấu quá khó chịu, sinh ra phiền não.
Thiên ma là những cám dỗ bên ngoài. Không điều phục được. Ví dụ, trước đây thích tiệc tùng, thích nhậu nhẹt. Bây giờ, sau một thời gian đã ngắt gần hết hạt giống tiệc tùng rồi. Bao nhiêu cám dỗ bên ngoài, bạn bè có dụ có rủ kiểu nào cũng không, là cắt hết những chủng tử trong kho, cất đi.
Tứ ma trong kinh Bát Đại Nhân Giác: ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma và tử ma. Tử ma: có thân có bệnh, tạm gọi là vô thường. Nó luân theo một vòng. Cơ thể hoặc tâm tư bệnh là do cái gì? Do thể chất. Muốn khỏe thì phải dưỡng sinh qua tập thể dục và ăn uống.
Nhưng bác sĩ không chữa được thọ mạng, oán gia và bệnh nghiệp. Ba cái bệnh chính. Bệnh cơ thể, thể chất thì dưỡng sinh, dưỡng thân và đi tìm bác sĩ. Bệnh oán gia thì chỉ có sám hối. Oán gia là một trong những nguyên nhân gây chướng ngại lớn nhất.
Muốn làm việc gì đó mà bị ngăn cản mãi, không thành tựu được. Muốn đến giờ đọc kinh, muốn đến giờ đi chùa, muốn ăn chay nhiều hơn, tự nhiên có người nhà nói: “Á, bài đặt chay!” Ví dụ thế. Nghe rất là chướng tai. Đó là oán nhân. Có gần có xa.
Biết được người thân, ngôi nhà từ khi nào, nhưng xa hơn thì không biết. Lãnh đất ở ngôi nhà trước 1-200 năm, ta không biết. Ngày tháng năm sinh là cái nhân xa xôi, ta không thấy được. Người có thiên nhãn thông sẽ thấy được. Người học về thuật số sẽ thấy được. Tạm hiểu là nhân chỗ thành quả.
Đời này mong muốn đạt được điều gì đó tốt lành, cố gắng nỗ lực vẫn chưa đạt được là bị oán nghiệp. Vẫn là những thói quen tạo ra ba cái bệnh này. Bệnh thân đi tìm bác sĩ, oán gia phải biết sám hối, bệnh nghiệp thì phải nhất tâm tu sửa. Chỉ có mình mới tu sửa được, không ai tu sửa giùm.
Có đem đến một cái cử nhân sâm để nói bổ lắm, ăn tốt, nhưng chính mình phải tự ăn và cơ thể phải tự hấp thu. Những việc chưa làm được, đa phần rơi vào hai cái này: oán nghiệp.
Trước đây gặp rất nhiều người muốn làm việc gì đó đơn giản thôi, mà gặp rất nhiều chướng ngại, chướng ngại kinh khủng luôn, không hoàn thành được. Ví dụ, có người còn trẻ, kiếm được rất nhiều tiền, kiếm vài tỷ là chuyện bình thường. Đến khi dồn hết bao nhiêu năm tiền bạc vào một dự án lớn, ngay cái năm đó gặp hàng chục, hàng trăm cái chướng ngại. Mỗi sự việc bị chậm trễ nửa tháng, một tháng, kéo dài nguyên một năm. Hiểu là những chướng ngại đôi khi không biết từ đâu. Tạm hiểu là oán.
Là cố ý hoặc vô tình giận dữ, nói câu gì đó mà người ta hiểu lầm. Là vô tình. Nói là: “Tôi không thích ai khoe xe cộ trên Facebook”, nhưng bao nhiêu người không thích, tự nhiên cái nhột, tự nhiên cái oán đó là vô tình.
Sám hối, cầu nguyện, làm việc gì trong cuộc sống, cũng có câu: “Mình là ai, đối tượng là ai, mình muốn việc gì, ở đâu. Con xin tất cả oán gia trái chủ trong vô lượng kiếp, con đã vô tình hay cố ý gây tổn hại đến chư vị, xin chư vị buông xả hết những nỗi oán giận cũ, không còn theo con trong vòng luân hồi, chư vị tìm đường về thế giới an lành.”
Bước đầu là nhận lỗi, bước sau là xin họ đi. Giống như có người hàng xóm, người bạn cũ hồi xưa hiểu nhầm cái gì đó. Bây giờ mang trái cây qua, nói: “Dạ, em có làm gì anh chị không hài lòng, xin anh chị bỏ qua”. Người ta rộng lòng, người ta cho qua. Đó là oán gia, phải biết sám hối.
Còn nghiệp thì tự bản thân phải xem lại, coi mình có những nghiệp gì không tốt để sửa. Sửa bằng cách nào? Hạt nó cần đất, nước, gió, sự chăm sóc của con người là trợ duyên. Muốn trồng hạt cam và không muốn trồng hạt sầu riêng nữa, thì đừng có trợ duyên cho hạt sầu riêng nữa. Đừng trợ duyên cho những sự nóng giận nữa, thì một thời gian sau nó sẽ bị hoại.
Một hạt, nếu không có thổ dưỡng, bỏ vào hũ thủy tinh 100 năm cũng không thành quả. Phải tự hiểu, tự quán xét lại nghiệp của mình là gì để sửa từ từ. Bước đầu nghe pháp thoại, ngồi thiền là bước đầu dẫn vào cánh cổng tu tập, chưa bước lên được nấc thang đầu tiên.
Cần một thời gian, cần công phu bước đầu để giảm đi những chướng ngại trên con đường cải tạo vận mệnh. Muốn giảm chướng ngại thì chắc chắn phải biết sám hối. Bước thứ hai là khấn nguyện, nguyện những điều lành. Luôn nương vào bên trên. Ngồi còn phải nương vào ghế. Tất cả nương vào bên trên, nhưng với điều kiện là phải giảm chướng ngại và phải biết sám hối.
Một nhân viên đang rất giận, rất chướng ngại, đưa ly nước mát, bảo uống đi, uống xong hết giận liền. Họ không chịu, tại vì họ đang sôi lên mà. Bản thân cũng vậy, lúc đang bị chướng ngại, lúc đang sân giận, người thân không dám lại gần. Ở bên trên, thấy được cũng không giúp được, tại vì lúc đó mọi thứ bị ghẹt hết. Khi bình tâm trở lại rồi thì mới giúp được. Việc khấn nguyện là sự kết nối, giúp thuận lợi hơn để giảm chướng ngại.