Hoàng đế Càn Long, tên khai sinh là Hoằng Lịch, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1711 tại Đông Cung phủ Ung Thân vương (Ung Hòa cung), nay thuộc phía Đông Bắc Bắc Kinh. Sự ra đời của ông được cho là điềm lành, khi cả khu vực phía Đông bừng sáng. Vua Khang Hy, ông nội của Hoằng Lịch, lập tức cho Khâm Thiên giám xem lá số bát tự. Kết quả cho thấy lá số đặc biệt, thân vượng đắc lệnh, dự báo một tương lai tươi sáng. Vua Khang Hy dành sự sủng ái đặc biệt cho Hoằng Lịch, dạy dỗ cẩn thận từ nhỏ. Hoằng Lịch thông thạo cung kiếm và nhiều ngôn ngữ như Mãn, Hán. Ông nổi tiếng với tư chất hơn người, học đâu nhớ đó.
Hoàng huynh và hoàng huynh trưởng của Hoằng Lịch đều mất sớm. Hoàng huynh còn sống là Hoằng Thời lại sống phóng túng, không được vua cha ưa thích. Điều này vô hình chung đã giúp Hoằng Lịch có lợi thế trong cuộc tranh đoạt ngôi vua. Năm 1722, vua Khang Hy qua đời, Ung Chính (cha của Hoằng Lịch) lên ngôi. Ung Chính đã viết sẵn di chúc để Hoằng Lịch kế vị sau khi ông qua đời.
Ngay từ khi lên ngôi, Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch, khi đó mới 12 tuổi, nhiều công việc quan trọng, bao gồm cả việc triều chính và chiến lược quân sự. Năm 1724, Hoằng Lịch 13 tuổi, được giao phụ trách làm lễ tế tại Cảnh lăng. Năm 1727, khi 16 tuổi, ông thành hôn với con gái Sách Cáp Nhĩ Tổng quản Lý Vinh Bảo, một đại thần triều Thanh. Năm 1733, Hoằng Lịch 22 tuổi, tham gia nghị sự về cuộc đàn áp Hàn Quốc Chuẩn Cáp Nhĩ, một đại chính sự của Đại Thanh. Điều này cho thấy tư cách kế vị của ông đã rõ ràng.
Năm 1735, Ung Chính qua đời, Hoằng Lịch lên ngôi khi mới 24 tuổi. Một năm sau, ông lấy niên hiệu là Càn Long. Trong thời gian trị vì, Càn Long rất coi trọng văn hóa. Một trong những dự án lớn nhất của ông là tập hợp các học giả giỏi nhất để biên soạn, chỉnh sửa và in bộ sưu tập lớn nhất về triết học, lịch sử và văn học Trung Quốc từ thời Tiên Tần, đặt tên là Tứ khố toàn thư.
Trong Tứ khố toàn thư có bộ Khâm Định Hiệp Kỷ Biện Phương Thư. Đây cũng là thời kỳ đốt sách quy mô lớn trong lịch sử. Tất cả sử sách đều được sửa theo hướng có lợi cho triều đình nhà Thanh. Các sách khác sau khi biên soạn, sao chép vào Tứ khố đều bị đốt bỏ. Theo thống kê, khoảng 150 bản sách bị đốt bỏ, 53 soạn giả chống đối bị hành hình.
Hoàng đế Càn Long hạ lệnh làm 7 bản sao của Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, có bổ sung thêm kiến thức về chuẩn thần sát, mê tín cho dân gian sử dụng (Thất bản). Bốn bản được đưa ra phía Bắc, ba bản đưa về phía Nam. Việc sao chép nhiều lần đã dẫn đến 7 phiên bản không chính xác cho dân gian, khiến triều đình dễ dàng khống chế tư tưởng. Càn Long vì thế được mệnh danh là “Ông tổ Tam Sao Thất Bản”.
Bản sao không chính xác của Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, nói một cách dễ hiểu, là cuốn sách soạn lịch hàng năm. Bản nhái được chuyển xuống phía Nam. Liệu khi dựa vào đó để soạn Hiệp Kỷ lịch, vua quan triều Nguyễn có phát hiện ra phần “man thư” được chèn vào hay không?