Có bao giờ bạn tự hỏi ai làm chủ ta? Ông chủ của ta là ai? Nhiều người tìm đến các phương pháp gia tăng tiền tài, học làm giàu, học kinh doanh. Tuy nhiên, rất ít người chú tâm đến việc học cách hiểu bản thân, học làm người.
Duy thức học, hay còn gọi là Pháp tướng tông, là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa, bên cạnh Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông. Nếu so sánh, những môn học tâm lý trong nhà trường hiện nay chỉ là bậc mẫu giáo so với Duy thức học.
Vì sao ta giận, ta vui, ta không thể quản cảm xúc? Vì sao ta muốn thế này nhưng lại làm thế khác? Vì sao mãi phiền não không thể dứt khỏi nghiệp bất thiện vốn có?
Giả dụ người có tứ trụ Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dù là người đáng tin nhưng họ có tính cách cực đoan. Khi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, dễ phát sinh những hành động đáng tiếc. Cực đoan là nghiệp của họ, dù muốn thay đổi nhưng rất khó. Hay những người có nhật can thuộc hành Âm hoặc những người quá nhiều Thủy là những người đa sầu đa cảm, vào tình cảm thiếu lý trí.
Hình ảnh minh họa về Duy thức học và các tông phái Phật giáo
Tìm hiểu Duy thức học giúp bạn hiểu được cách vận hành của tâm trí. Tham gia vào một trò chơi mà không hiểu luật chơi thì xem như không có cơ hội thắng. Duy thức học, Pháp tướng tông, Tàng thức A-lại-da, Thất Thức Chủ Tể là những tên gọi chung cho tông phái này. Tông phái này luận giải về tám cái biết của con người, cách con người tích lũy nghiệp, vì sao mê lầm, giận giữ, chấp ngã.
Bố thí là cho đi. Cho tiền bạc, cho thức ăn là cho bên ngoài. Cho sự giận dữ, cho tấm lòng, cho cảm thông là cho bên trong. Người biết cho đi lúc nào cũng an vui tự tại. Khổ là đa phần mình không biết cho đi, thường là mình thương người thân. Ví dụ, mình nhiều tình cảm với mẹ, mình muốn mẹ thế này, mình muốn mẹ thế kia. Muốn là mình tham, đúng không? Ngoài khả năng của mình mà mình không đạt được, cái gì mình chưa đạt được thì mình tập cho đi. Đến một giai đoạn nào đó mình sẽ đạt được.
Hình ảnh minh họa về bố thí và cho đi
Bây giờ mình muốn mẹ như thế này, mình muốn mẹ như thế kia không được thì mình buồn. Mình cho đi cái mong muốn đó đi, đừng muốn nữa. Nó giống như buông bỏ, không hay là kiểu mình giống như muốn bạn dễ thương thì mình sẽ cho cái dễ thương của mình trước. Buông bỏ nó gần gần ý nghĩa nhưng mà nó không hoàn toàn. Cái này là mình mở lòng mình cho đi, cho đi tất cả, cho tiền, cho vật, cho thức ăn là ngoại thí, bố thí bên ngoài. Cho bên trong, cho tấm lòng, sự cảm thông, bố thí bên trong. Trong ngoài mà mình thí được mới có phước.
Tám cái siêu thức của con người bao gồm năm giác quan: mắt, tay, mũi, lưỡi, thân. Ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức là ba thức ẩn bên trong, vô hình nhưng điều khiển tất cả năm thức còn lại. Năm thức kia chỉ có chức năng copy đưa thông tin vào trong, không có phân biệt.
Hình ảnh minh họa về tám thức trong Duy thức học
Mình nghe một cái lời nào đó, nếu mà mình không hiểu thì mình không phân biệt, mình giận người ta mắng mình. Giận là tại vì mình phân biệt, là do mình mê mờ. Sách là đối tượng của mắt, âm thanh là đối tượng của tai. Đối tượng của mắt cần thêm khoảng không, khoảng cách, ánh sáng. Ánh sáng của con người là đèn, lửa hoặc mặt trời, ánh sáng của con cú là bóng đêm. Tùy nghiệp của chúng sanh. Một vật chọt thẳng vô con mắt không thấy được, cần khoảng cách.
Nhãn căn là giác quan của con mắt. Người trẻ mắt bình thường, người cận thì nhìn gần mới thấy, lớn tuổi, mắt lão thì mờ. Mình nhìn một đối tượng nó cần cái điều kiện. Nhãn thức là cái sự phân biệt của con mắt, nó mới đưa vào những cái lớp bên trong. Tướng phần, ảnh tử, những cái lớp bên trong nó đưa vào cái kho chứa, nó mới đưa ra lại cái kết quả.
Thế thì con mắt của mình, cái lỗ tai của mình, cái lưỡi, cái miệng nó chỉ là chức năng nó copy đưa vô bên trong, nó không phân biệt xấu đẹp. Vậy cái xấu, cái đẹp, cái tốt, cái hạnh phúc, cái vui, cái buồn là đâu ra? Bên trong là cái gì? Đây là cái cách vận hành tâm tư, mình nên tìm hiểu cái bộ kinh này, mình hiểu cái cách vận hành tâm tư thì mình điều phục được cái tâm bên trong của mình.
Mình dễ giận dữ mà mình không hiểu tại sao mình dễ giận dữ. Mình luôn lao xao, muốn tìm cái này, muốn tìm cái kia. Năm cái thức đầu tiên nó là gọi là Ngũ Ấm Ma, năm ma bên trong.
Hình ảnh minh họa về Ngũ Ấm Ma
Thức thứ bảy là Mạt-na thức, là thức chấp ngã. Nó là cầu nối, truyền tống thông tin vào thức thứ tám, A-lại-da thức. Thức thứ tám chứa đựng hết mọi chủng tử, hạt giống của mình từ bao nhiêu đời. Mình ngủ hoặc là mình mất đi ở đời này thì nó vẫn còn. Một người mất đi, thức thứ tám và mạt-na thức theo họ đi.
Vạn vật trong cuộc sống không có ngã. Thân này là đất, nước, gió, lửa – thân tứ đại. Thân vật chất đất, nước, gió, lửa này, chất nào làm chủ? Nóng quá mà lạnh không kềm là sốt, lạnh quá mà nóng không kềm thì cảm. Bốn chất này không có chất nào làm chủ, nó luôn xung đột để nó dung hòa với nhau. Xung đột mà phải dung hòa với nhau để cơ thể của mình khỏe mạnh. Mất một chất là mình toang.
Cái thân này, thân tứ đại, sinh ra Ngũ Ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là hình tướng, Thọ là cảm nhận, Tưởng là tư tưởng, Hành là hành động liên tục nối tiếp nhau. Thì mình không bao giờ mình ngừng suy tư, cảm nhận của mình hết. Thì năm cái này, cái nào làm chủ? Cũng chẳng có cái nào làm chủ.
Vậy bây giờ cái ngã ở đâu? Cái bàn, cái viết, đá, vạn vật trong cuộc sống không có cái ngã riêng, cái nào nó cũng cần nương vào cái khác để nó xuất hiện. Từ trái đất của mình còn nương vào những hành tinh khác để xoay. Mất mặt trời, cá là toi. Thế thì vạn vật không có ngã, nên gọi là vô ngã. Vạn vật, cái gì mà từ duyên sinh ra, hợp thành là vô thường, có nghĩa là vạn vật luôn biến đổi, thì cuộc sống nó vốn vô thường và vô ngã.
Thì khi mà mình đau khổ hay là mình mất kiểm soát thì do cái thức thứ bảy nó mê, nó làm cho mình như thế. Tại sao nó mê? Tại sao ngày nào cũng có mặt trời mà tại sao có ngày sáng, có ngày tối? Ngày tối là do mây che mặt trời. Mình mê là do mây mờ che lấp cái thức của mình. Mình mê, tính mình là tứ giác, nhưng mà do gì? Do ngày tháng năm sinh là nghiệp lực, do tập khí, đề này trong gia đình, trong xã hội khiến mình mê lầm. Và cái thức này nó lớn lên nó coi cái này là của nó luôn.
Vấn đề là mình mê, lòng mình tạo nghiệp, nghiệp tốt, nghiệp xấu, mình tạo nghiệp không tốt cũng là do nó. Đây là cách vận hành tâm tư. Bây giờ nếu mà mình hiểu rồi, mình hiểu cách vận hành tâm tư rồi thì mình tìm những cái phương pháp để điều phục nó. Người thiền, đọc kinh, nghe giảng kinh, thêm cái trí cho nó sáng, thì mình tích lũy những hành động thiện, những cái nghiệp thiện, những cái lời nói thiện qua thân, qua miệng, qua ý vào cái kho chứa này và có thể chạm đến những cái ký ức tốt trong đó.