• Tiếng Việt

timgicodo

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Giáo Dục
    • Hóa
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
You are here: Home / Giáo Dục / Khái niệm và công thức Khúc xạ ánh sáng – Vật lý 12

Khái niệm và công thức Khúc xạ ánh sáng – Vật lý 12

Tháng Chín 19, 2023 Tháng Chín 19, 2023 tuanlinh

Khi quan sát một chiếc thìa bên trong cốc nước, ta sẽ có cảm giác như chiếc thìa bị gãy. Nhưng thực tế, chiếc thìa vẫn nguyên vẹn. Đây là một ví dụ điển hình về khúc xạ ánh sáng. Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Bài viết sau của Marathon Education sẽ giải thích hiện tượng này, cũng như giúp các em hiểu rõ hơn về định luật và công thức khúc xạ ánh sáng liên quan.

Có thể bạn quan tâm
  • Soạn bài Bếp lửa Soạn văn 9 tập 1 bài 11 (trang 143)
  • Ankan: Định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế
  • Triglixerit là gì, công thức và cấu tạo của Triglixerit
  • Công thức tính thể tích khối cầu nhanh và chính xác nhất
  • Toàn bộ kiến thức về câu cảm thán trong tiếng Anh ĐẦY ĐỦ NHẤT

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: Khái niệm và công thức Khúc xạ ánh sáng – Vật lý 12

  • Lý Thuyết Vật Lý 12 Về Tán Sắc Ánh Sáng
  • Vật Lý 12: Quang Phổ Là Gì Và Các Loại Quang Phổ

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng các tia sáng bị lệch phương (bị gãy) khi truyền xiên góc qua mặt phân cách của 2 môi trường trong suốt khác nhau.

Ví dụ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Ta đổ đầy nước vào một chiếc ly thủy tinh sau đó đặt một chiếc ống hút nằm nghiêng ở trong cốc nước. Khi quan sát, ta sẽ thấy phần ánh sáng phản xạ từ thân bút không còn truyền thẳng mà đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường là nước và không khí.

Định luật khúc xạ ánh sáng

Định luật khúc xạ ánh sáng được diễn giải như sau:

  • Tia khúc xạ luôn nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo thành bởi tia tới và pháp tuyến.
  • Với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin i và sin r là một hằng số. Tỉ lệ giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) luôn không đổi.

Dưới đây là hình ảnh minh họa định luật khúc xạ ánh sáng.

Trong đó:

  • SI là tia tới.
  • I là điểm tới.
  • N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
  • IR là tia khúc xạ.
  • i là góc tới.
  • r là góc khúc xạ.

Chiết suất môi trường và công thức khúc xạ ánh sáng

Chiết suất tỉ đối

Trong định luật khúc xạ ánh sáng, tỉ số không đổi sini/sinr kí hiệu là n21 được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 (môi trường chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (môi trường chứa tia tới).

Theo đó:

  • Nếu n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa trục pháp tuyến hơn, ta nói môi trường 2 chiết quang kém hơn môi trường 1.
  • Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch gần pháp tuyến hơn, ta nói môi trường 2 chiết quang tốt hơn môi trường 1.

Dưới đây là bảng chiết suất tỉ đối của một số môi trường mà các em nên ghi nhớ

Chiết suất tuyệt đối

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với môi trường chân không. Chiết suất của môi trường chân không bằng 1. Mọi môi trường trong suốt khác đều có chiết suất lớn hơn 1.

Ta có thể thiết lập được hệ thức:

Trong đó:

  • n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường 2.
  • n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường 1.

Mối liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối của một môi trường và vận tốc:

Trong đó:

  • c là vận tốc ánh sáng trong chân không (c = 3.108 m/s).
  • v là vận tốc ánh sáng trong môi trường đang xét.

Lưu ý:

  • Chiết suất của chân không là 1.
  • Chiết suất của không khí = 1,000293 và thường được làm tròn = 1.
  • Các môi trường trong suốt khác đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
  • Một vài hệ thức khác của định luật khúc xạ ánh sáng mà các em cần ghi nhớ:
    • Công thức khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
    • Nếu i và r nhỏ hơn 10 độ thì sini ≈ i; sinr ≈ r → n1i = n2r .
    • Nếu i = 0, r = 0 thì không xảy ra hiện tượng khúc xạ.

Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng

Sự truyền ánh sáng có tính thuận nghịch nghĩa là ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.

Từ tính chất này các em sẽ có hệ thức:

chương trình học thử

Bài tập về khúc xạ ánh sáng lớp 11

Bài tập trắc nghiệm

Bài tập 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng …

a. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

b. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

c. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

d. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Bài tập 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ … góc tới.

a. nhỏ hơn

b. lớn hơn

c. nhỏ hơn hoặc lớn hơn

Xem thêm : Soạn bài Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Soạn văn 9 tập 1 bài 12 (trang 158)

d. lớn hơn hoặc bằng

Bài tập 3: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là …

a. n12 = n2/n1.

b. n21 = n2 – n1.

c. n12 = n1/n2.

d. n12 = n1 – n2.

Bài tập 4: Chọn ý sai

a. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1.

b. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.

c. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1.

d. Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.

Bài tập 5: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ …

a. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.

b. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

c. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.

d. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

Đáp án bài tập trắc nghiệm khúc xạ ánh sáng lớp 11

Bài tập tự luận

Bài tập 1. Tia sáng đi từ nước có chiết suất 4/3 sang thủy tinh có chiết suất 1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới i = 30o.

Lời giải:

Theo đề bài ta có: n1=4/3, n2=1,5, i=30o

Áp dụng công thức: n1.sini = n2.sinr

<=> 4/3.sin30 = 1,5.sinr

<=>r ≈ 26,4o

=> D = i – r = 30o – 26,4o = 3,6o

Bài tập 2: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số)?

Lời giải:

Theo đề bài ta có: n1=4/3, n2=1, i’ + r = i + r = 90o

Áp dụng công thức: n1.sini = n2.sinr

Xem thêm : Công thức tính thể tích hình lập phương và các bài tập ứng dụng

<=> 4/3.sini = sinr

<=> 4/3.sini = cosi (do tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc ở mặt nước)

<=> tani = 3/4

<=> i ≈ 37o

Bài tập 3: Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình đựng nước có đáy phẳng ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước dài 4 cm. Chếch ở phía trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm và ở đáy dài 8 cm. Tính chiều sâu của nước trong bình. Chiết suất của nước là 4/3.

Hình minh họa:

Lời giải

Theo đề bài, ta có:

Phần thước nhô khỏi mặt nước: SA = 4cm

Bóng của thước trên mặt nước: AI = 4cm

Bóng của thước ở đáy: BC = 8cm.

Chiều sâu của nước trong bình: IH

Ta có: BC = BH + HC

<=> HC = BC – BH = BC – AI = 8 – 4 = 4cm.

Ta có: ∆IAS vuông tại A và có SA = AI

=> ∆IAS vuông cân tại A

=> góc AIS = i = 45o

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

sini = nsinr

<=> sin45o = 4/3sinr

<=> sinr = 3/4.sin45

<=> r = 30o

Xét ΔIHC vuông tại H, ta có:

tanr = HC/IH

<=> IH = HC/tan r ≈ 6,4cm

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Trong bài viết trên, Team Marathon Education đã chia sẻ đến các em những kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì, định luật và công thức khúc xạ ánh sáng một cách chi tiết và đầy đủ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức này và nhớ bài lâu hơn.

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

Nguồn: https://timgicodo.com
Danh mục: Giáo Dục

Bài viết liên quan

Phép nhân phân số: Quy tắc, bài tập và hướng dẫn giải chi tiết nhất
Phép nhân phân số: Quy tắc, bài tập và hướng dẫn giải chi tiết nhất
Công thức cấu tạo của chất béo
Công thức cấu tạo của chất béo
Lặng lẽ Sa Pa
Lặng lẽ Sa Pa
Ánh trăng - Nguyễn Duy
Ánh trăng – Nguyễn Duy
Tổng hợp công thức mặt cầu và tính diện tích khối cầu
Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của đồng Chí
Chuyện người con gái Nam Xương – Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 9
Chuyện người con gái Nam Xương – Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 9
Công thức tính độ dài dây cung của hình tròn
Công thức tính độ dài dây cung của hình tròn
Tổng hợp cách tính công suất tiêu thụ của các thiết bị điện

Chuyên mục: Giáo Dục

728x90-ads

Previous Post: « Hướng dẫn cách tạo bảng trong Word đơn giản
Next Post: Cách tính calo trong thức ăn cho người muốn giảm cân, tăng cân »

Primary Sidebar

Recent Posts

  • CO2, Verwitterung und Klima: GFZ
  • Phép nhân phân số: Quy tắc, bài tập và hướng dẫn giải chi tiết nhất
  • Công thức cấu tạo của chất béo
  • Gợi ý cách sửa lỗi phông chữ trong PowerPoint nhanh chóng, hiệu quả
  • Những cách xem bạn bè của người khác trên zalo 2022

Bài viết nổi bật

CO2, Verwitterung und Klima: GFZ

Tháng Chín 22, 2023

Phép nhân phân số: Quy tắc, bài tập và hướng dẫn giải chi tiết nhất

Phép nhân phân số: Quy tắc, bài tập và hướng dẫn giải chi tiết nhất

Tháng Chín 22, 2023

Công thức cấu tạo của chất béo

Công thức cấu tạo của chất béo

Tháng Chín 22, 2023

Gợi ý cách sửa lỗi phông chữ trong PowerPoint nhanh chóng, hiệu quả

Tháng Chín 22, 2023

Những cách xem bạn bè của người khác trên zalo 2022

Những cách xem bạn bè của người khác trên zalo 2022

Tháng Chín 22, 2023

2+ cách tải file từ Google Drive bị chặn download

2+ cách tải file từ Google Drive bị chặn download

Tháng Chín 22, 2023

Lặng lẽ Sa Pa

Lặng lẽ Sa Pa

Tháng Chín 22, 2023

Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng

Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng

Tháng Chín 22, 2023

Nấu giả cầy muốn thơm ngon, đậm đà đừng bỏ qua bước này

Tháng Chín 22, 2023

File ZIP là gì? Cách nén file và giải nén file ZIP dành cho bạn

Tháng Chín 22, 2023

Điểm danh 4 loại bánh ăn kiêng ít calo ngon nhất (2020)

Điểm danh 4 loại bánh ăn kiêng ít calo ngon nhất (2020)

Tháng Chín 22, 2023

1 chén phá lấu bao nhiêu calo? Ăn phá lấu có mập không? Chuyên gia giải đáp

1 chén phá lấu bao nhiêu calo? Ăn phá lấu có mập không? Chuyên gia giải đáp

Tháng Chín 22, 2023

Ánh trăng - Nguyễn Duy

Ánh trăng – Nguyễn Duy

Tháng Chín 22, 2023

ĐỔI VỊ CHO GIA ĐÌNH VỚI MÓN HÀU NẤU CANH CHUA THƠM NGON BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ

Tháng Chín 22, 2023

Cách xóa nhiều hoặc xóa hết tin nhắn trên Messenger cùng lúc

Cách xóa nhiều hoặc xóa hết tin nhắn trên Messenger cùng lúc

Tháng Chín 22, 2023

Hướng dẫn 5 cách kiểm tra cấu hình máy tính hiệu quả, nhanh chóng

Hướng dẫn 5 cách kiểm tra cấu hình máy tính hiệu quả, nhanh chóng

Tháng Chín 22, 2023

Tổng hợp công thức mặt cầu và tính diện tích khối cầu

Tháng Chín 22, 2023

Hàu bao nhiêu calo? Ăn hàu có béo không?

Hàu bao nhiêu calo? Ăn hàu có béo không?

Tháng Chín 22, 2023

Sorbitol là gì? Cấu tạo phân tử, tính chất, cách điều chế, công dụng của sorbitol

Sorbitol là gì? Cấu tạo phân tử, tính chất, cách điều chế, công dụng của sorbitol

Tháng Chín 22, 2023

Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Tháng Chín 22, 2023

Footer

Về chúng tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ: [email protected]

  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

Địa Chỉ

Số 25B, Ngõ 120, Phố Yên Lãng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024. 3562 6898 | Hotline: 1900 6218 | Email: [email protected]

| Email: [email protected]

Share: facebook.com/timgicodo.com

Map

Bản quyền © 2023