Trong bài viết dưới đây, Truongkinhdoanhcongnghe sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức liên quan đến phương trình Fe OH 2 H2SO4 Đặc Nóng. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Thông tin về phương trình Fe OH 2 H2SO4 Đặc Nóng
8Fe(OH)2 + 13H2SO4 → 4Fe2(SO4)3 + H2S + 20H2O
Bạn đang xem: [TÌM HIỂU] Phương Trình Fe OH 2 H2SO4 Đặc Nóng
Điều kiện để phương trình phản ứng xảy ra : Nhiệt độ thường, dung dịch H2SO4 đặc nóng dư
Hiện tượng sau phản ứng: Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng. Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu và có khí không màu mùi trứng thối thoát ra.
Kiến thức liên quan về phương trình Fe OH 2 H2SO4 Đặc Nóng
Khái niệm về chất Fe(OH)2
Fe(OH)2 được đọc với tên gọi là sắt(II) hidroxit. Hợp chất này được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat hóa hợp cùng với các ion hydroxit. Sắt(II) hidroxit là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít khí oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn khi bị oxy hoá trong không khí này đôi khi được gọi là “rỉ sắt màu xanh lá cây”.
Tính chất hóa học của Fe(OH)2
Bên cạnh tìm hiểu Fe(OH)2 màu gì? Nắm rõ hơn những tính chất hóa học của Fe(OH)2 – Cùng tìm hiểu:
– Có các tính chất của bazơ không tan.
– Sắt(II) hidroxit vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa.
– Bị nhiệt phân
Nung Fe(OH)2 ở trong điều kiện không có không khí:
PTHH: Fe(OH)2 → FeO + H2O
Nung Fe(OH)2 trong không khí:
Xem thêm : 15 Incredible Facts on HNO3 + Ba(OH)2 Reaction
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
– Fe(OH)2 tác dụng với axit
Với axit không có tính oxi hóa như: HCl, H2SO4
PTHH: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
– Fe(OH)2 có tính khử:
Với axit HNO3, H2SO4 đặc
PTHH: 3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
PTHH: 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Tác dụng với các chất oxi hóa khác
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Cách điều chế Fe(OH)2 có thể bạn chưa biết
Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ đun sôi dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH đó là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe (III).
Lúc đầu kết tủa sẽ xuất hiện màu trắng xanh và khi để lâu thì bạn sẽ thấy kết tủa màu vàng rồi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3. Hiện tượng này được giải thích như sau:
Muối sắt (II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau một thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3, sau đó chuyển hẳn sang màu nâu Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.
Xem thêm : Lý Thuyết Anken: Khái Niệm, Danh Pháp Và Phản Ứng Đặc Trưng Của Anken
Phương trình hóa học như sau:
- FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl
- 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu
Axit Sulfuric là gì?
Axit Sulfuric có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp là acide sulfurique
Axit sunfuric – H2SO4, là một chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3). Nó là một axit vô cơ mạnh và khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.
Đặc biệt, hoàn toàn không tìm thấy H2SO4 tinh khiết trên Trái Đất, do áp lực rất lớn giữa axít sulfuric và nước. Ngoài ra, axít sulfuric là thành phần của mưa axít, được tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị ôxi hoá, hay là axít sulfuric bị ôxi hoá.
Công thức phân tử: H2SO4
Các Dạng Của Axit Sulfuric
Axit sunfuric được sử dụng với những mục đích khác nhau vì vậy sẽ tồn tại ở các dạng khác nhau có thể kể đến như là:
- Axit sunfuric loãng dùng trong phòng thí nghiệm thường chỉ có 10%
- Dùng cho ắc quy khoảng 33,5%
- Hàm lượng 62,18% là axit được dùng để sản xuất phân bón
- 77,67% được dùng trong tháp sản xuất hay axit glover
- 98% là axit đậm đặc
Tính chất hóa học của Axit sunfuric đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
- Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
Trên đây là những thông tin liên quan về phương trình Fe OH 2 H2SO4 Đặc Nóng. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!
Nguồn: https://timgicodo.com
Danh mục: Hóa